Hiệu quả kinh tế, môi trường của giải pháp xử lý CTR sinh hoạt tận thu

*Số liệu năm 2018, World Bank

Tính đến năm 2019, trung bình mỗi ngày cả nước Việt Nam thải ra khoảng 64 658 tấn/ngày (riêng khu vực đô thị là 35 624 tấn/ngày). Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh đã tăng 46% so với thời điểm năm 2010. Điều này phù hợp với tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. Với những con số thống kê rất lớn trên, việc xử lý rác là một bài toán đầy thách thức.

Thông thường rác hiểu nôm na là những vật liệu, đồ dùng mà không dùng đến nữa. Ở một khía cạnh khác, rác có thể hiểu là một nguồn tài nguyên. Từ thành phần cơ bản ở trên, ta thấy rác thải sinh hoạt gồm 3 thành phần: rác vô cơ, rác hữu cơ và rác nguy hại. Các thành phần rác này nếu được xử lý hợp lý sẽ tạo ra những sản phẩm mới đem lại hiệu quả kinh tế và giảm tác động gây ô nhiễm môi trường. Ta xét công nghệ điển hình dưới đây.

Diagram

Description automatically generated

Khi tiến hành ủ sinh học rác hữu cơ trong rác sinh hoạt, ta sẽ thu được nguyên liệu để làm phân bón hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh là loại phân thân thiện với đất, hỗ trợ đất cân bằng hệ vi sinh, ổn định các khoáng trong đất, giữ nước từ đó tăng độ màu mỡ cho đất. Loại phân này rất được ưa chuộng ở các nước châu Âu như Đức, Áo, Tây Ban Nha, v.v. Phần chất hữu cơ khác có thể được phân giải kị khí tạo ra khí biogas, làm nhiên liệu thay thế cho khí tự nhiên.

Còn với rác thải vô cơ, như nhựa hay túi nylon sau khi được làm sạch sẽ đi vào quy trình tái chế để trở thành nguyên liệu tái chế. Ước tính, một ngày Việt Nam phát thải lên đến 6000 tấn rác thải nhựa. Một con số cực kỳ lớn, rất đáng để tái chế. Nhựa hay túi nylon loại tốt bán được giá cao, còn loại chất lượng kém hơn có thể làm chậu cây, lót đường, v.v. Không hề lãng phí một chút tài nguyên nào. Trường hợp không còn tái chế được thì nhựa sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cho nhà máy nhiệt điện hoặc nhà máy xi măng, cũng có thể chính là xăng xe chúng ta dùng mỗi ngày.

Riêng với phần rác thải nguy hại chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng dưới 1% tổng lượng rác, nhưng cần có quy trình xử lý chuyên biệt đảm bảo không tạo ra rủi ro về ô nhiễm môi trường cho hiện tại và tương lai.

Dễ thấy lượng tài nguyên rác thải của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên để khai thác được tài nguyên này đang gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là đặc thù rác thải sinh hoạt của Việt Nam rất hỗn tạp nhiều thành phần do không phân loại tại nguồn, độ ẩm cao gây không ít khó khăn khi xử lý. Thứ hai, áp lực của rác thải tăng quá nhanh. Các cơ sở xử lý không đáp ứng kịp, gây tình cảnh quá tải. Trước tình hình cấp bách đó, phần lớn các đơn vị xử lý ưu tiên chọn phương án đốt rác thải hoặc chôn lấp. Chôn lấp chỉ là giải pháp tình thế trước mắt. Vì diện tích đất chôn lấp có hạn và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm về sau. Nên đốt rác sẽ là lựa chọn được ưu tiên hơn. Nhưng có một sự thật là đốt tức là mất. Đốt rác tức là đốt tài nguyên. Đốt rác là đốt mất nguồn phân hữu cơ – chất dinh dưỡng cho đất. Đốt rác là đốt mất nguyên liệu để tái chế. Đốt rác đồng nghĩa với việc phải dùng thêm phân bón hóa học trên đồng ruộng và đồng nghĩa với việc phải khai thác thêm tài nguyên thiên nhiên. Đốt đúng như tên của nó, vừa đốt mất tiền của nền kinh tế, vừa đốt cả môi trường. Đốt rác không đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật sẽ gây hại ngay cho hiện tại và cả tương lai.

Trước tình hình hiện tại và xu hướng về nền kinh tế tuần hoàn, cần một hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt vừa tận thu được nguồn tài nguyên có sẵn trong rác. Vừa không gây ô nhiễm thứ cấp. Đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế. Trên thế giới, việc coi rác là một tài nguyên đã được triển khai và áp dụng hàng chục năm nay và đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật. Tiêu biểu như quốc gia sạch sẽ nhất Thụy Sĩ hay Singapore, hay những quốc gia phải “nhập khẩu rác” như Thụy Điển. Đó là minh chứng cho thấy sự hiệu quả của việc xử lý rác thải sinh hoạt tận thu từ kinh tế đến môi trường.

Incinerator – Postcard Cafe

Nhà máy biến rác thành điện, Veolia Sheffield, Vương quốc Anh.

A picture containing sky, outdoor, road, building

Description automatically generated

Nhà máy phân hủy chất hữu cơ bằng công nghệ Biogas ở Bredbury Parkway

A picture containing indoor, counter, cluttered

Description automatically generated

Quá trình phân loại bên trong nhà máy xử lý rác tận thu

A picture containing ceiling, outdoor object, farm machine

Description automatically generated

Quá trình tập kết khử mùi rác

An aerial view of a city

Description automatically generated

Nhà máy xử lý rác Veolia Southwark nằm ngày cạnh khu dân cư.

Bên trong nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tận thu có những gì? Tại sao lại có thể nằm ngay cạnh khu dân cư mà không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân? Để rõ hơn ta cần đi vào tổng quan nhà máy. Dưới đây tham khảo mô hình tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tận thu của công ty BKAPEMA.

Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tận thu của BKAPEMA

Toàn bộ quy trình khép kín, chỉ có đầu vào là rác và đầu ra là thành phẩm. Thành phẩm thu được rõ nhất là túi nylon, nhựa; nhiên liệu đốt cho nhiệt điện, xi măng; mùn hữu cơ và các sản phẩm tái chế khác. Toàn bộ khí thải, nước thải trong nhà máy nếu có phát sinh sẽ có hệ thống thu gom và xử lý. Bí mật của việc có thể nằm ngay cạnh khu dân cư chính là khép kín, xử lý triệt để, tận thu tài nguyên.

Để bắt kịp xu thế phát triển của xã hội và tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn thì việc tận thu nguồn tài nguyên rác là điều hết sức cần thiết. Tận thu được nguồn tài nguyên này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn, cũng như góp phần không nhỏ cho việc bảo vệ môi trường.

0966564774
challenges-icon chat-active-icon